Danh Sách Phần Mềm Cứu Nguy Khi Bạn Không Biết Dùng Photoshop

Photoshop là một trong những giải pháp tối ưu nhất để chỉnh sửa hình ảnh. Tuy nhiên vẫn có những phần mềm thay thế Photoshop vô cùng hoàn hảo.

Photoshop là một trong những phần mềm chỉnh sửa ảnh tốt nhất hiện nay, tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của phần mềm là kích thước khá nặng, không thể cài đặt và sử dụng trên các máy tính, laptop cấu hình thấp. Ngoài Photoshop, trên thị trường hiện nay còn có rất nhiều ứng dụng, phần mềm chỉnh sửa ảnh miễn phí khác hữu ích. 

Trong bài viết dưới đây CustomCat sẽ giới thiệu cho bạn danh sách các phần mềm chỉnh sửa ảnh miễn phí thay thế Photoshop tốt nhất.

1. Gimp

Khi nhắc đến công cụ miễn phí thay thế cho Photoshop, Gimp là một trong những lựa chọn hàng đầu. Gimp là một phần mềm chỉnh sửa ảnh giàu tính năng có thể thực hiện nhiều thứ mà Photoshop có thể làm, được đánh giá cao bởi những người sử dụng Linux hoặc từ chối mua Photoshop. Nếu bạn đã quen dùng Photoshop thì việc chuyển qua dùng Gimp sẽ vô cùng đơn giản vì giao diện của chúng na ná nhau.

  • Giá: Miễn phí
  • Hỗ trợ định dạng file: .PSD, .JPEG, .PNG, .GIF, .PDF, .EPS
  • Nền tảng: Windows, macOS, Linux
Ưu điểm
  • Hỗ trợ lớp toàn diện với chế độ pha trộn (blending mode).
  • Hỗ trợ công cụ thước đo (Ruler và Guide).
  • Hỗ trợ cắt hình ảnh.
  • Thanh công cụ hoàn tác.
Nhược điểm
  • Giao diện người dùng cũ.
  • Công cụ văn bản lạ và không trực quan.
  • Không có bộ lọc Camera RAW.
  • Khó khăn trong việc tìm kiếm công cụ.

2. Canva

Canva có nhiều tính năng hữu ích mà thậm chí Photoshop không có. Canva là ứng dụng trên nền web và bạn có thể sử dụng miễn phí. Tuy nhiên, Canva không mang nhiều nét tương đồng với Photoshop như các phần mềm trên. Canva phù hợp cho việc thiết kế ảnh bìa, thiệp mừng, poster, infographic, ghép ảnh…

  • Giá: Miễn phí (bản Pro có giá $12.95/tháng)
  • Hỗ trợ định dạng file: ..JPEG, .PDF, .PNG (nền trong suốt chỉ có trong bản Pro)
  • Nền tảng: Công cụ trực tuyến, có sẵn trên iOS và Android
Ưu điểm
  • Dễ dàng sử dụng.
  • Nhiều gợi ý thiết kế.
  • Dùng thử Canva bản Pro miễn phí trong 30 ngày.
  • Thư viện lưu trữ thiết kế và hình ảnh.
Nhược điểm
  • Giới hạn font chữ.
  • Phải mua bản Pro để sử dụng các tính năng nâng cao.

3. Photopea

Ứng dụng web Photopea này trông giống như Photoshop, vì vậy người dùng có thể làm quen với nó ngay lập tức. Các hướng dẫn chi tiết cũng có sẵn để người dùng tự mình tìm hiểu cách sử dụng bất kỳ tính năng nào. Tất cả các tính năng phổ biến của Photoshop đều có sẵn, như tem clone, layer, bộ lọc, v.v… Bạn thậm chí có thể mở file PSD hoặc lưu hình ảnh dưới dạng PSD nếu muốn.

  • Giá: Miễn phí 
  • Hỗ trợ định dạng file: .PSD, .PNG, .JPEG, .PDF, .SVG, .GIF
  • Nền tảng: Windows, trình duyệt web
Ưu điểm
  • Trình chỉnh sửa ảnh online này hỗ trợ tất cả các loại định dạng hình ảnh.
  • Hướng dẫn nhanh có sẵn để hỗ trợ bạn trong quá trình chỉnh sửa.
  • Dễ dàng điều hướng giữa các điều khiển.
Nhược điểm
  • Có sẵn các bộ lọc cơ bản.
  •  Khó thực hiện quy trình chỉnh sửa hàng loạt.
  •  Không có tính năng quản lý tài sản.

4. Krita

Krita là công cụ thiết kế miễn phí dạng mã nguồn mở, thích hợp cho họa sĩ, nhà thiết kế… những người làm việc trong môi trường sáng tạo, vẽ tranh hay thiết kế họa tiết, chi tiết… Mặc dù còn thiếu 1 vài tính năng như trong Photoshop hay Gimp, nhưng Krita vẫn được đánh giá là chương trình sửa ảnh tốt.

  • Giá: Miễn phí 
  • Hỗ trợ định dạng file: .PNG, .PSD, .JPEG
  • Nền tảng: Windows, macOS, Linux
Ưu điểm
  • Hỗ trợ máy tính bảng và bút vẽ.
  • Có các mẫu cho các dự án khác nhau.
  • Hỗ trợ công cụ thước đo (Ruler và Guide).
  • Có nhiều hiệu ứng.
Nhược điểm
  • Không có công cụ hoàn tác chỉnh sửa.
  • Công cụ Patch bị chậm khi sử dụng trên các hình ảnh lớn hơn.
  • Công cụ văn bản không phong phú như Photoshop.

5. InkScape

Inkscape là một trình soạn thảo đồ họa vector, một phần mềm thay thế Coredraw, Adobe Illustrator… Với mã nguồn mở tương tự như Adobe Illustrator, Corel Draw, Freehand hoặc Xara X. Điều đặc biệt khiến Inkscape khác biệt đó là phần mềm sử dụng Scalable Vector Graphics (SVG), một tiêu chuẩn W3C dựa trên XML mở.

  • Giá: Miễn phí 
  • Hỗ trợ định dạng file: .PDF, .EPS, .SVG, .PNG, .PNG
  • Nền tảng: Windows, macOS (dùng XQuartz), Linux
Ưu điểm
  • Có nhiều công cụ vẽ và dễ dàng sử dụng. 
  • Hỗ trợ chỉnh sửa những văn bản.
Nhược điểm
  • Thường xuyên không ổn định khi xử lý những tệp có dung lượng lớn.

6. Pixlr

Pixlr là 1 phần mềm chỉnh sửa hình ảnh chuyên nghiệp. Nó khá dễ sử dụng, kèm theo đó Pixlr cung cấp một loạt các chức năng. Pixlr có sẵn trong hai phiên bản: Editor và Adobe Photoshop Express. Phiên bản Editor cung cấp một bố cục tương tự như Photoshop. Trong khi đó phiên bản Express cơ bản hơn nhiều.

  • Giá: Miễn phí (bản Pro có giá $7.99/tháng)
  • Hỗ trợ định dạng file: .PSD, .TIFF, .BMP, .PNG, .JPG
  • Nền tảng: Desktop, Android và iOS
Ưu điểm
  • Giao diện trực quan dễ tương tác. 
  • Hỗ trợ bộ lọc màu. 
  • Được trang bị đầy đủ các tính năng cơ bản về chỉnh sửa ảnh. 
  • Hỗ trợ nhiều định dạng ảnh. 
  • Hỗ trợ phím tắt.
Nhược điểm
  • Không cung cấp chi tiết các hướng dẫn để sử dụng các công cụ.

7. Picmonkey

Thật thiếu sót khi không nhắc đến PicMonkey – sản phẩm hội tụ cả chương trình sửa ảnh cơ bản, các tính năng thiết kế đồ họa và công cụ ghép ảnh miễn phí. PicMonkey được phát triển trên nền tảng web và rất dễ sử dụng. Bạn có thể tùy chỉnh các hình thù, kiểu dáng, màu sắc đáng yêu ngộ nghĩnh, thêm khung, chữ, icon, kết cấu ảnh,… chỉ trong 1 cú nhấp chuột.

  • Giá: Miễn phí (bản Basic có giá $7.99/tháng)
  • Hỗ trợ định dạng file: .PNG, .SVG, ,JPEG
  • Nền tảng: Trình duyệt web, iOS và Android
Ưu điểm
  • Giao diện trực quan, dễ hiểu cho người mới. 
  • Được trang bị đầy đủ các tính năng cơ bản về chỉnh sửa ảnh.
  • Tốc độ xử lý nhanh. 
  • Không quảng cáo.
Nhược điểm
  • Phải trả phí để sử dụng các tính năng nâng cao.
  • Bản miễn phí bị giới hạn chức năng và template.

Bạn sẽ chọn phần mềm nào?

Tóm lại, các phần mềm này sẽ rất hữu ích cho những bạn chưa có nhiều kinh nghiệm chỉnh sửa hoặc thiết kế với Photoshop. Chức năng mà chúng cung cấp cũng khá giống nhau, mỗi trang đều có ưu và nhược điểm riêng nên việc đánh giá tùy thuộc vào sở thích của từng người dùng. 

Tuy nhiên, cũng cần nhớ rằng các trang web này đều miễn phí, số lượng chức năng miễn phí còn hạn chế, có một vài chức năng buộc bạn trả phí, nhưng thực chất thì các chức năng miễn phí này cũng đủ đáp ứng nhu cầu chỉnh ảnh thông thường.

Hãy thử và làm quen với chúng, chia sẻ suy nghĩ của bạn về các công cụ này nhé.

 

Bài viết liên quan