12 tips viết tiêu đề email thu hút người đọc nhấn mở ngay

Tiêu đề được xem là mấu chốt quan trọng khi gửi email đến khách hàng. Bởi lẽ, một khi khách hàng kiểm tra hộp thư đến, họ sẽ bắt gặp nó ở ngay dòng đầu tiên.

Tiêu đề email là ấn tượng đầu tiên của khách hàng khi nhìn thấy thư của bạn. Bởi vậy, đây là yếu tố quan trọng để quyết định khách hàng có tiếp cận được thông điệp của doanh nghiệp hay không.

Để tăng tỉ lệ mở email, bạn phải tìm ra các cách đặt tiêu đề thật kích thích tính tương tác, nhưng bạn cũng không thể chỉ sử dụng một cách viết tiêu email đề từ đầu tới cuối gây nhàm chán. Dưới đây là danh sách 12 cách viết tiêu đề email tăng tỉ lệ mở để tránh tình trạng nhàm chán trên.

1. Tiêu đề mang tính khẩn cấp

Bất kì ai cũng sẽ cảm thấy khẩn trương khi nhận được những thông điệp mang tính cấp bách. Tiêu đề có tính khẩn cấp giúp doanh nghiệp kích thích khách hàng về mặt thời gian và hành động, đặc biệt có lợi cho các email dùng để thông báo chương trình có hạn, kêu gọi tham gia,…

Ví dụ:

  • Warby Parker: “Uh-oh, your prescription is expiring”

  • Digital Marketer: “[URGENT] You’ve got ONE DAY to watch this…”

  • Digital Marketer: “Your 7-figure plan goes bye-bye at midnight…”

  • Guess: “Tonight only: A denim lover’s dream”

Nguồn: Williams Sonoma

Đánh trúng tâm lý khách hàng là một kỹ năng đòi hỏi sự khôn khéo. Nếu biết tận dụng tốt, cái bạn nhận được không chỉ là cú click chuột mà còn là nguồn lợi nhuận lớn.

2. Tiêu đề kích thích sự tò mò

Con người luôn bị thôi thúc bởi những thứ gây tò mò, khao khát tìm ra câu trả lời và chinh phục nó. Điều này hoàn toàn dễ hiểu khi thống kê cho thấy việc đặt một tiêu đề gây tò mò sẽ kích thích khách hàng mở email cao hơn 35% so với việc nói thẳng vấn đề ngay từ đầu.

Nguồn: Foreo

Để sử dụng tốt kỹ năng này khi viết tiêu đề, hãy thả một “mồi nhử” bằng việc đưa ra một mẩu thông tin thú vị nhưng không đầy đủ, họ sẽ bị thôi thúc muốn tìm hiểu đến ngọn nguồn. Thông tin mà bạn nhắm vào đối tượng mục tiêu phải đủ nhiều để gây tò mò, nhưng cũng phải đủ ít để chủ đề của bạn không trở nên nhàm chán.

Ví dụ:

  • GrubHub: “Last Day To See What This Mystery Email Is All About”

  • Refinery29: “10 bizarre money habits making Millennials richer”

  • Digital Marketer: “Is this the hottest career in marketing?”

  • Eat This Not That: “9 Disgusting Facts about Thanksgiving”

  • Mary Fernandez: “? a surprise gift for you! {unwrap}”

3. Tiêu đề là 1 câu nói hóm hỉnh, hài hước

Sử dụng câu nói hài hước, mang tính giải trí cũng là một cách đặt tiêu đề email hay để thu hút sự chú ý. Bởi vì giải trí là 1 trong 3 yếu tố hàng đầu khiến con người tiêu thụ nội dung, bên cạnh việc tìm hiểu thông tin và tham gia cộng đồng.

Một tiêu đề hài hước sẽ làm khơi gợi sự hài hước, tiếng cười, sự tò mò và gây sốc. Những bài viết sử dụng tiêu đề hài hước sẽ thu hút được sự chú ý của người đọc, bởi vì nó chạm vào được mong muốn giải trí của họ.

Ví dụ:

  • Eater Boston: “Where to Drink Beer Right Now” (Sent at 6:45am on a Wednesday.)

  • The Muse: “We Like Being Used”

  • UncommonGoods: “As You Wish” (A reference to the movie The Princess Bride.)

  • Travelocity: “Need a day at the beach? Just scratch n’ sniff your way to paradise…”

  • TicTail: “Boom shakalak! Let’s get started.”

Nguồn: Mack Weldon

4. Tiêu đề được cá nhân hóa

Cá nhân hóa tiêu đề email marketing là cách tốt nhất để tạo thiện cảm và kích thích khách hàng click mở mail. Bạn không chỉ có thể bắt đầu phần thân email bằng tên hay họ, mà cũng có thể thêm vào thông tin cá nhân hay những đoạn văn khiến chiến dịch gửi thư cá nhân hơn. Và bạn có thể ký tất cả thư điện tử bằng chữ ký cá nhân của mình (nhưng đừng lạm dụng).

Nguyên tắc giao tiếp cá nhân với khách hàng tiềm năng là rất quan trọng. Cá nhân và phải thật ngắn gọn. Nếu lá thư điện tử quá dài, nó sẽ rất lê thê và bạn sẽ đánh mất khách hàng.

Ví dụ: 

  • Guess: “Mary, check out these hand-picked looks”

  • Rent the Runway: “Happy Birthday Mary – Surprise Inside!”

  • Bonnie Fahy: “Mary, do you remember me?”

  • James Malinchak: “Crazy Invitation, I am Going to Buy You Lunch…”

  • Mary Fernandez: “you free this Thurs at 12PM PST? [guest blogging class]”

Nguồn: Converse

5. Tiêu đề dạng câu hỏi

Các câu hỏi thường thu hút sự chú ý của độc giả một cách nhanh chóng, vì họ sẽ đọc tiêu đề đó và thử trả lời câu hỏi thầm trong đầu, và sau đó họ sẽ đọc bài viết để biết câu trả lời và cách nhìn của bạn. Nó nói trúng tim đen, nhu cầu và người đọc có thể tự trả lời có hoặc không trước khi họ đọc nội dung.

Ví dụ:

  • Katie Yeakle, AWAI: Will this be your defining moment?

  • Mindy McHorse, AWAI: Ted, want to quit your job and get paid to write?

Nguồn: Society6

6. Tiêu đề đi thẳng vào vấn đề

Nếu bạn không giỏi trong việc tạo ra những tiêu đề như ở trên, hãy sử dụng tiêu đề đơn giản, đi thẳng vào vấn đề. Tất nhiên, bạn cần phải viết nó một cách ngắn gọn nhé!

Khi sử dụng loại này, bạn cần phải chắc rằng những thông tin bạn cung cấp trong email có giá trị. Nếu không, khả năng bạn bị đánh spam hoặc report là rất cao.

Điều kỳ lạ là những tiêu đề “nhàm chán” này lại có tỷ lệ mới cao nhất, với 40 triệu mail được gửi đi, có đến 60-87% người sẽ mở thư.

  • Gartner for Marketing Leaders: Gartner Research: How to structure your marketing org for future success

  • Brett Andrews: [eBook] Ted’s Multi-Channel Digital Marketing Guide

  • Al Franken: “Yes, this is a fundraising email”

  • AYR: “Best coat ever”

Nguồn: Typecast

7. Tiêu đề dành cho người lười biếng

Một đặc điểm chung khác của tất cả mọi người là lười biếng hoặc có xu hướng tránh làm việc. Ngay cả những người siêng năng cũng thích đạt được mục đích một cách nhanh chóng. Email có những nội dung như thế này thì tỉ lệ mở cũng rất cao.

Dựa vào đó, bạn có thể giới thiệu tới người dùng những lối tắt tới thành công.

  • OptinMonster: “Grow your email list 10X ⚡ faster with these 30 content upgrade ideas”

  • Digital Marketer: “Steal these email templates…”

  • Digital Marketer: “A Native Ad in 60 Minutes or Less”

Nguồn: Onnit

8. Tiêu đề dạng tin tức

Nếu bạn chọn tiêu đề tin tức này thì nội dung cũng cần phải có sự liên quan chặt chẽ với nhau.

Các tin tức cập nhật ở đây có thể là báo cáo tin tức hoặc các ấn phẩm truyền thông. Bạn cần khiến cho thông tin của bạn liên quan tới người được nhận và liên kết tới việc mua hàng.

  • Simply Measured Newsletter: Tumblr Now Has Live Video: Why Brands Should Pay Attention

  • eMarketer Daily: Programmatic TV Ad Spending to More Than Double This Year

  • H&M Fashion News: Just in! 500+ new sale styles

Nguồn: The vitamin shoppe

9. Tiêu đề “How to”

Tiêu đề này có hiệu quả rất cao vì mang tính chất gỡ rối và giải quyết những vấn đề mà khách hàng đang vướng mắc. Xuất hiện thường xuyên không bằng xuất hiện đúng lúc, không có lý do gì để bỏ qua một email như vậy khi khách hàng cảm thấy bạn có thể gỡ rối giúp họ nếu vào đọc.

  • Ramit Sethi: “How to email a busy person (including a word-for-word script)”

  • Thrillist: “How to Survive Your Next Overnight Flight”

  • Copyblogger: “How to Calm Your Content Anxiety in 5 Simple Steps”

Nguồn: Salesforce

10. Tiêu đề có chứa từ khóa thôi miên

Đa số mọi người đều thích một chút phù phiếm. Ai cũng đều muốn được yêu thích, công nhận và thậm chí muốn được tôn kính.

Bạn có thể sử dụng những tiêu đề mang tính phù phiếm, mê hoặc để lôi kéo người nhận. Bạn cũng có thể hứa hẹn một cái gì đó với nội dung như: làm người đăng ký đẹp hơn, hoặc khiến họ thành công hơn.

  • Guess: “Don’t wear last year’s styles.”

  • Rapha: “Gift inspiration for the discerning cyclist”

  • La Mer: “Age-defying beauty tricks”

11. Tiêu đề đánh vào vấn đề của khách hàng

Hãy đánh vào vấn đề của khách hàng của bạn. Bằng cách giúp khách hàng giải quyết vấn đề của họ, bạn sẽ nhận được sự tin tưởng. Từ đó, họ sẽ có khả năng đặt hàng ngay lúc đó hoặc trong tương lai.

  • Pizza Hut: “Feed your guests without breaking the bank”

  • Sephora: “Your beauty issues, solved”

  • Uber: “Since we can’t all win the lottery…”

  • Guess: “Wanted: Cute and affordable fashions”

  • Evernote: “Stop wasting time on mindless work”

Nguồn: Sephora

12. Tiêu đề tiếp thị lại

Email remarketing được gửi đến người đăng ký khi họ thực hiện dở hành động trên web – kênh bán hàng của bạn (ví dụ: thêm vào giỏ hàng nhưng không mua, nhấn yêu thích, theo dõi món hàng..). Những email này sẽ giúp bạn nhắc nhở, lôi kéo khách hàng về kênh bán hàng và hoàn tất tiến trình mua hàng của họ.

  • Bonobos: “Hey, forget something? Here’s 20% off.”

  • Target: “The price dropped for something in your cart”

  • Animoto: “Did you miss out on some of these new features?”

  • Pinterest: “Good News: Your Pin’s price dropped!”

  • Vivino: “We are not gonna Give Up on You!”

Đến lượt bạn rồi!

Có thể chiến dịch email marketing của bạn rất tuyệt vời, nhưng sẽ chỉ là vô nghĩa nếu bạn không thể khiến người nhận mở thư. Khi bạn quyết định thực hiện theo những “mẹo” trong bài viết này thì tỉ lệ mở email sẽ gia tăng đáng kể. Mong rằng, những thông tin này từ CustomCat sẽ hữu ích cho công việc của bạn.

Bài viết liên quan