Gợi ý 8 cách thể hiện lời cảm ơn khách hàng sâu sắc

Bạn đã bày tỏ sự cảm kích với khách hàng đủ chưa? Hãy cùng CustomCat tìm hiểu 8 cách gửi lời cảm ơn chân thành tới các khách hàng mến yêu của mình nhé.

Thực hiện các chiến dịch, hành động nhằm bày tỏ lời cám ơn đến khách hàng không chỉ đơn thuần giữ chân khách hàng cũ trung thành. Song song với đó, đây còn là cơ hội vàng để doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá và củng cố thương hiệu. Nếu thực hiện tốt, chúng ta có thể thu hút khách hàng cũ mua thêm các sản phẩm mới và có thêm khách hàng mới.

Cuối năm là thời điểm tất cả các doanh nghiệp đều tổ chức hoạt động tri ân khách hàng. Nhưng làm thế nào để thể hiện sự độc đáo, ghi dấu ấn thương hiệu với khách hàng? Cùng xem bài viết gợi ý dưới đây nhé.

1. Email cám ơn

Email cám ơn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình kinh doanh và chăm sóc khách hàng. Đây được coi là công cụ marketing hữu ích giúp doanh nghiệp thu hút và quảng bá sản phẩm đến khách hàng khiến họ nhớ đến thương hiệu lâu hơn. Đồng thời, thông qua những mẫu email, các doanh nghiệp cũng muốn gửi lời tri ân và cảm ơn đến khách hàng vì đã quan tâm và sử dụng các sản phẩm của mình.

Email cảm ơn không nhất thiết phải được gửi đi sau khi mua hàng; bạn có thể gửi email cảm ơn đến khách hàng vì đã:

  • Tạo tài khoản

  • Đăng ký nhận bản tin

  • Đánh giá sản phẩm

Tự động hóa email là một hình thức điển hình của cá nhân hóa email marketing, giúp bạn gửi đến người nhận những thông tin có mục tiêu cụ thể và phù hợp với họ. Điều này sẽ giúp bạn thu hút khách hàng tốt hơn cũng như cung cấp thông tin phương thức mua hàng cho họ.

Để nâng cấp yếu tố cá nhân hóa, bạn có thể thêm nhiều thông tin vào email, chẳng hạn như chỉ ra các mặt hàng mà khách hàng đã mua và yêu cầu họ đánh giá chúng. Trong email cám ơn mà bạn gửi đi, bạn có thể thu thập những phản hồi có giá trị bằng cách đính kèm một đường link để họ đánh giá sản phẩm.

2. Phiếu quà tặng

Phiếu quà tặng là một trong những món quà để các doanh nghiệp tri ân khách hàng của mình. Hầu hết phiếu quà tặng không bao giờ bị mất giá trị, bởi các cửa hàng luôn biết cách làm vừa lòng người tiêu dùng của mình. Chúng thường có giá trị cho những lần kế tiếp hoặc kéo dài về sau. Chính vì thế, tâm lý của người mua hàng đều vô cùng thích thú với món quà độc đáo này.

Bạn có thể dễ dàng gửi phiếu quà tặng này cho khách hàng thông qua email cám ơn và chỉnh sửa lời gửi gắm theo ý muốn của mình.

Phiếu quà tặng cũng được sử dụng để xây dựng lòng trung thành của khách hàng. Khi nhận được phiếu quà tặng, họ sẽ cảm thấy được đánh giá cao. Từ đó, họ sẽ dễ dàng quay lại mua sản phẩm của bạn để có thể trở thành khách hàng trung thành.

3. Tích lũy điểm thưởng

Hiện nay, đa số các cửa hàng, siêu thị đều có chương trình thẻ tích điểm, thẻ hội viên cho khách hàng mỗi khi mua sắm. Nhiều doanh nghiệp cũng chọn hình thức này để giữ chân khách hàng của mình.

Nguyên tắc chung của một chương trình tích lũy điểm là: Khi khách hàng mua hàng, mỗi lượt mua hàng hoặc mỗi sản phẩm mà khách hàng mua sẽ được ghi nhận và tích điểm. Sau nhiều lần tích điểm, cửa hàng sẽ thưởng cho khách hàng vì sự ủng hộ đó.

Sử dụng thẻ tích điểm không chỉ giúp bạn có được một lượng khách hàng thân thiết, mà các chương trình này cũng kéo về nhiều khách hàng mới. Nếu cửa hàng bạn có chính sách quy đổi hấp dẫn, tỉ lệ tích điểm cao thì chúng không khác là bao so với các chiêu khuyến mại khác, thâm chí còn “hot” hơn vì giá trị sử dụng của thẻ là dài hạn.

4. Phiếu đổi hàng (Store credit)

Thông thường, phiếu đổi hàng là một cách hay để bồi thường sản phẩm bị lỗi hoặc không đạt chất lượng cho khách hàng. Thay vì hoàn trả lại số tiền họ đã chi trả, bạn có thể cung cấp phiếu đổi hàng với mục đích để họ tiếp tục mua bất kỳ sản phẩm trong cửa hàng mình, đảm bảo họ luôn là khách hàng và không sử dụng số tiền đó cho đối thủ cạnh tranh.

Phiếu đổi hàng không chỉ được dùng trong trường hợp hoàn lại tiền. Bạn có thể dùng chúng làm phần thưởng cho khách mua hàng thường xuyên, cám ơn họ dưới hình thức tri ân vì luôn với gắn bó với cửa hàng của mình.

5. Quà tặng miễn phí của cửa hàng

Trong ngành thương mại điện tử, lời cám ơn không nhất thiết phải qua email và mạng xã hội. Bạn có thể cám ơn theo cách hữu hình hơn là in và giao các sản phẩm tùy chỉnh miễn phí đến tay khách hàng.

Có rất nhiều cách để bạn thực hiện, chẳng hạn như gửi kèm một sticker miễn phí cho mỗi lần mua hàng hoặc gửi tặng sản phẩm doanh nghiệp (áo thun, ly sứ…) in kèm logo của bạn. Khách hàng không những ngạc nhiên, vui mừng khi nhận được các sản phẩm miễn phí, mà họ còn có thể sử dụng sản phẩm này theo hình thức quảng cáo cho doanh nghiệp bạn.

6. Trả lời các bài đánh giá và câu hỏi

Bạn cũng có thể cám ơn khách hàng đã để lại đánh giá bằng cách phản hồi lại những đánh giá hoặc gửi email cá nhân. Hành động đơn giản này có thể mang lại hiệu quả mạnh mẽ, làm cho khách hàng cảm thấy bạn coi trọng ý kiến và phản hồi của họ.

Bạn có thể tận dụng cách này để trả lời tất tần tật câu hỏi thường gặp mà khách hàng có thắc mắc về sản phẩm. Bạn có thể liên kết chúng với trang FAQ, đính kèm các tài liệu (như video hướng dẫn cách dùng) trong email cám ơn, hoặc đơn giản hơn là cung cấp thông tin về các kênh hỗ trợ của bạn.

7. Thưởng cho khách hàng giới thiệu bạn bè

Khi thực hiện một chiến dịch tiếp thị giới thiệu, đừng cố gắng “hối lộ” mọi người bằng những món quà hấp dẫn trong khi họ không hề quan tâm đến cửa hàng bạn. Thay vào đó, hãy tặng những gì gần gũi và phù hợp với thương hiệu. Phần thưởng mang giá trị thương hiệu sẽ là yếu tố giúp thúc đẩy sự kết nối giữa doanh nghiệp và khách hàng.

Một số phần thưởng cho bạn tham khảo khi thực hiện chiến dịch referral marketing:

  • Sản phẩm miễn phí

  • Giảm giá

  • Nội dung/ sản phẩm độc quyền

  • Quyền được sử dụng sớm sản phẩm/ dịch vụ

  • Vật phẩm mang dấu ấn thương hiệu

Phần thưởng là một yếu tố rất quan trọng, quyết định trực tiếp đến sự thành công của chiến dịch tiếp thị giới thiệu. Nếu bạn không “trao thưởng” xứng đáng cho người dùng, thì họ sẽ thiếu động lực để giới thiệu thương hiệu của bạn.

Kết luận

Lời cảm ơn tri ân khách hàng cần được bắt nguồn từ sự biết ơn và trân trọng thành tâm thực sự. Tiếp đó doanh nghiệp cần có sự nghiên cứu tâm lý khách hàng của mình để chọn được loại hình tri ân hợp lý nhất trong từng giai đoạn. Chăm sóc khách hàng tốt chính là chìa khóa cho sự phát triển ổn định!

Bài viết liên quan