Mục tiêu chính của bạn là tạo trang sản phẩm thân thiện với người dùng, được tối ưu hóa cho chuyển đổi, nhưng đồng thời phải thân thiện với SEO và dễ dàng thu thập thông tin bằng công cụ tìm kiếm.
Công cụ tìm kiếm là nơi hầu hết khách hàng tiềm năng của bạn lui tới, vì vậy hãy xây dựng trang sản phẩm của bạn phù hợp với các tiêu chuẩn của công cụ tìm kiếm. Với 8 mẹo nhỏ dưới đây, CustomCat sẽ giúp bạn tối ưu trang sản phẩm dễ dàng hơn, hỗ trợ việc tìm kiếm sản phẩm trong thời gian ngắn nhất.
1. Chọn từ khóa phù hợp
Để khách hàng tìm ra được sản phẩm, bạn cần phải thực hiện nghiên cứu nội dung trang sản phẩm của mình. Từ khóa tìm kiếm rất quan trọng đối với SEO. Trước khi tối ưu trang, bạn cần phải biết rõ các trường tìm kiếm hút nhiều lượng truy cập nhất.
Các công cụ trực tuyến như SEMrush, KWFinder hay Moz Keyword Explorer đều là sự lựa chọn tuyệt vời, cho phép bạn nghiên cứu các từ khóa cụ thể và cung cấp dữ liệu có giá trị về các yếu tố như:
- Khối lượng tìm kiếm (Có bao nhiêu người đang tìm kiếm một từ khóa nhất định)
- Độ khó của từ khóa (Mức độ khó cho một từ khóa nhất định)
- Các thuật ngữ liên quan mà bạn có thể sử dụng trong nội dung sản phẩm (Ví dụ: từ khóa dài)
Ví dụ: Khi thu hẹp từ khóa bằng cách thêm chuỗi “Vitamin C Rose” vào sản phẩm “face oil”, chúng ta sẽ thấy từ khóa sẽ được xếp hạng dễ. Chính vì vậy, những yếu tố trên rất quan trọng trong việc chọn cụm từ phù hợp nhất để tập trung làm SEO cho trang sản phẩm của mình.
2. Tối ưu đường dẫn URL
Việc tối ưu URL sản phẩm rất quan trọng vì nó giúp các công cụ tìm kiếm dễ hiểu và thân thiện với người dùng hơn. Để cụ thể hơn, URL sản phẩm của bạn cần phải:
- Càng ngắn gọn càng tốt
- Bao gồm các thuộc tính và đặc điểm sản phẩm như tên thương hiệu hoặc màu sắc
- Lược bỏ các ký tự không cần thiết
- Chỉ sử dụng các ký tự chữ thường
- Sử dụng thư mục con
3. Tiêu đề trang sản phẩm
Đây là nội dung sẽ được hiển thị trên tab trình duyệt và trang kết quả tìm kiếm.
Tiêu đề trang nên có điểm nhấn và bao gồm các yếu tố mô tả cần thiết để điều hướng người dùng tìm ra sản phẩm.
- Tập trung vào tính mô tả: Mô tả chính xác nội dung sản phẩm và thu hút khách hàng.
- Ngắn gọn và hấp dẫn: Độ dài khoảng 60 ký tự trở xuống, bởi vì đây là những gì được hiển thị trung bình trong các đoạn tìm kiếm mà không vi phạm tiêu đề của bạn.
- Sử dụng các từ khóa giống tên sản phẩm
- Mỗi trang cần một tiêu đề duy nhất tách biệt nhau
- Sử dụng thương hiệu là một điểm cộng vì sẽ được khách hàng tìm kiếm
4. Nội dung mô tả sản phẩm độc đáo và chất lượng
Nội dung sản phẩm mới thực sự là thứ mà khách hàng quan tâm nhất. Họ đang tìm chọn sản phẩm thì rất muốn biết sản phẩm đó như thế nào, có gì hấp dẫn, độc đáo hoặc nổi trội so với sản phẩm khác không, giá cả có hợp lý hay không…
Mô tả chất lượng sản phẩm có thể đem lại rất nhiều thế mạnh cho SEO. Nhưng trước hết hãy nghĩ đến những giá trị gia tăng. Hãy bắt đầu bằng việc suy nghĩ khách hàng muốn thấy gì trong phần mô tả sản phẩm của bạn.
Nguồn: Dollar Shave Club
Khi viết phần mô tả, hãy bổ sung các nội dung sau:
- Các tính năng và thông số quan trọng: Hãy tóm lược các thông số sản phẩm của bạn sẽ đem lại giá trị gì cho khách hàng.
- Các từ khóa không dài quá 200 từ trong mọi lĩnh vực (sử dụng cả dấu gạch đầu dòng, liệt kê nếu cần thiết)
- Từ ngữ độc lạ: Đừng sao chép ý tưởng nội dung mô tả từ người khác. Việc này sẽ gây trùng lặp nội dung, ảnh hưởng đến cơ hội và thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm.
5. Tối ưu hóa hình ảnh
Hình ảnh là yếu tố quan trọng nhất của các trang sản phẩm. Bất kể loại sản phẩm nào bạn đang bán, chúng đều phải có hình ảnh để minh họa.
Dưới đây là một số mẹo để tối ưu hóa hình ảnh sản phẩm thương mại điện tử:
- Sử dụng ảnh có độ phân giải lớn: Sử dụng những hình ảnh không có chất lượng tốt có thể khiến khách hàng thoát ra.
- Kích cỡ hình ảnh: Sử dụng các công cụ tối ưu hình ảnh (Image Compressor, Compress JPG, Tiny PNG) để tối ưu hóa kích thước mà không bị mất chất lượng.
- Sử dụng tên file hình ảnh có nghĩa: Bạn sẽ dễ dàng quản lý và giúp tăng các thay đổi về thứ hạng trong tìm kiếm hình ảnh của Google.
- Tối ưu ảnh và thẻ Alt: Sử dụng các từ khóa mang tính mô tả trong thẻ tên và ngăn cách bằng dấu gạch ngang. Thẻ Alt nên đặt trùng với tên sản phẩm.
- Sử dụng nhiều hình ảnh, kể cả video bổ sung, miễn là nó gắn với thứ bạn đang bán, đa dạng hình họa giúp khách hàng hiểu thứ họ cần mua.
6. Tối ưu Meta Description
Khi nói đến việc tối ưu trang, nhiều cửa hàng thương mại điện tử nghĩ rằng có thể sử dụng các thẻ Meta Description giống nhau cho mỗi trang. Đây thực sự là một sai lầm khi SEO. Phần mô tả cần phải định hướng cho đối tượng khách hàng mục tiêu, kích thích họ nhấp chuột vào website của bạn khi tìm kiếm trên Google, vì vậy nó phải mang tính độc đáo và duy nhất.
Dưới đây là một số điểm cần lưu ý:
- Độ dài đoạn mô tả: khoảng 150-160 ký tự. Phần giới thiệu dài quá sẽ bị cắt bớt khi hiển thị trên trang kết quả Google, và người dùng cũng không muốn đọc dài khi xem lướt giới thiệu tóm tắt.
- Nội dung thẻ Meta Description: phải chứa từ khóa và những đặc tính, lợi ích nổi trội của sản phẩm. Ngoài ra, từ ngữ phải mang tính lôi cuốn, hấp dẫn để kích thích người dùng vào xem sản phẩm.
7. Thêm phần đánh giá sản phẩm
Các sản phẩm nhận được đánh giá từ người dùng chính là mỏ vàng dành cho SEO. Chúng là những nội dung hữu ích cho trang sản phẩm và làm tăng lưu lượng tìm kiếm. Hơn thế nữa, chúng cũng làm tăng lợi thế và tạo niềm tin cho khách hàng!
Hãy lập một mục đánh giá sản phẩm riêng và gợi ý cho người dùng tương tác ở đó. Và đừng lo lắng nếu không nhận được trọn vẹn 5 sao, vì sự khác biệt trong mỗi bài đánh giá sẽ hợp pháp hóa các nội dung trên trang web của bạn.
8. Chào bán những sản phẩm tương tự
Hãy cung cấp cho người dùng nhiều lựa chọn sản phẩm vì việc này sẽ hỗ trợ tạo ra doanh số bán hàng nhiều hơn, đồng thời cũng là một cách tuyệt vời để thêm liên kết nội bộ cho các trang sản phẩm của bạn.
Nếu bạn đến bất kỳ trang web bán hàng trực tuyến phổ biến nào, bạn sẽ nhận thấy dưới mỗi sản phẩm họ có các mục hiển thị các sản phẩm phù hợp hoặc những gì người khác đã mua liên quan đến sản phẩm đã xem.
Bắt đầu tối ưu hóa trang sản phẩm ngay!
Hãy theo dõi từng thay đổi nhỏ trên website của bạn. Và với SEO, hãy đảm bảo bạn luôn theo sát từng giai đoạn, thay đổi và biến chuyển của khách hàng để hiểu những nỗ lực của bạn đã đem lại những gì.