Không ai dám chắc chắn thành công tuyệt đối ngay từ chiến dịch đầu tiên. Tuy nhiên, chúng ta cần tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến thất bại, để từ đó giảm thiểu những vấp ngã và nhanh chóng có được thành quả.
Là một chủ doanh nghiệp nhỏ, hẳn bạn sẽ bị đau đầu khi bắt đầu một chiến dịch quảng cáo, đặc biệt là khi bạn chưa từng chạy quảng cáo trước đây. Có lẽ bạn sẽ có hàng triệu câu hỏi chạy đua trong đầu, từ việc sử dụng phông chữ nào, hình ảnh ra sao khi chạy quảng cáo. Và khi đó, bạn sẽ rất dễ mắc sai lầm trong sự choáng ngợp đó.
Tuy nhiên, CustomCat sẽ hỗ trợ ngăn bạn mắc phải 10 lỗi quảng cáo phổ biến này, đồng thời nâng cao giá trị quảng cáo của bạn hơn.
1. Chọn sai hình thức quảng cáo
Facebook cung cấp rất nhiều loại hình quảng cáo khác nhau như Page Like, Post Engagement, Click to Website, Install apps… để bạn có thể dễ tiếp cận tới khách hàng mục tiêu của mình. Do vậy, nếu chọn sai hình thức quảng cáo so với mục tiêu thì sẽ dẫn tới việc mất tiền oan mà không hiệu quả.
Hãy nghiên cứu kỹ các hình thức, phân tích mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến để chọn hình thức phù hợp. Ví dụ bạn muốn quảng cáo sản phẩm thì hãy dùng Promote Post. Nếu bạn muốn họ mua hàng trên Website, chọn Click to Website…
Bạn muốn bán được hàng nhưng lại chọn sai hình thức quảng cáo tương tác
2. Không nhắm mục tiêu rộng hơn
Dù đối tượng lớn đến cỡ nào, Facebook vẫn sẽ luôn hiển thị quảng cáo của bạn cho những người mà họ cho rằng có nhiều khả năng thực hiện hành động mà nhóm quảng cáo tối ưu hóa nhất. Do đó, cách tốt nhất thường là không hạn chế nhắm mục tiêu, trừ khi bạn có lý do chính đáng để làm vậy.
Nếu bạn không hoàn toàn chắc chắn về nhóm đối tượng khách hàng, hãy bắt đầu tạm thời với đối tượng rộng rồi xem ai phản hồi quảng cáo. Từ nhóm khách hàng rộng này, sau một thời gian ngắn bạn sẽ dễ dàng tìm ra được nhóm khách hàng tiềm năng cho mình.
Trên thực tế, bạn vẫn có thể nhắm đối tượng rộng hơn. Bạn vẫn sẽ điều chỉnh khán giả của mình trong vùng màu xanh lá cây, nhưng đồng hồ có thể nghiêng về bên phải một chút để chạy quảng cáo thành công hơn.
3. Trả traffic về trang sản phẩm
Bạn có thể bỏ qua tips này nếu bạn chỉ bán một sản phẩm, hoặc nếu trang chủ của bạn là một landing page.
Tuy nhiên, nếu bạn đang bán nhiều sản phẩm trên cửa hàng trực tuyến, bạn sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn bằng cách quảng cáo trang sản phẩm thay vì trang chủ.
Trên Shopify, nút “Add to cart” luôn ở đầu trang. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn đã thêm nút “Add to cart” vào sản phẩm bán chạy nhất trên trang chủ, những khách hàng tiềm năng sẽ cần phải cuộn xuống để tìm mua sản phẩm.
Tốt hơn hết là bạn cần biến việc “Add to cart” càng dễ dàng sẽ càng tăng tỷ lệ chuyển đổi hơn. Nếu khách hàng mất nhiều thời gian để tìm thấy nút thêm vào giỏ hàng, khả năng họ mua hàng trên cửa hàng của bạn càng ít.
4. Ngân sách không hợp lý
Ngân sách sẽ quyết định số người mà quảng cáo của bạn tiếp cận được trong một ngày, đồng thời cũng dựa vào biên lợi nhuận của sản phẩm và mong muốn của bạn. Nếu quá thấp, chúng ta không thể bao quát được toàn bộ tệp đối tượng, nhưng quá cao thì sẽ gây lãng phí. Bạn hãy theo dõi kết quả để chọn ra ngân sách hợp lý cho mỗi chiến dịch của mình.
5. Hình ảnh không hấp dẫn
Mặc dù bạn nhắm đúng đối tượng khá kỹ và chuẩn xác, nhưng lượng tương tác rất thấp thì điều đầu tiên hãy xem lại chất lượng của quảng cáo.
Hình ảnh là thứ lôi cuốn ánh nhìn của chúng ta đầu tiên, chính vì thế bạn nên chú ý một số yếu tố sau về hình ảnh:
-
Chất lượng cao
-
Đúng kích thước và tỷ lệ
-
Liên quan đến nội dung mà khách hàng mục tiêu quan tâm đến
-
Tuân thủ các chính sách của Facebook
6. Chưa chạy thử quy trình thanh toán mà đã thêm pixel
Một trong những sai lầm lớn nhất mà bạn có thể quên làm khi kinh doanh trực tuyến là chạy thử quy trình thanh toán. Ví dụ bạn đang bán các sản phẩm POD, bạn cần phải kiểm tra giá vận chuyển mà khách hàng sẽ nhìn thấy. Chuẩn bị trước bước này sẽ giúp bạn giảm thiểu lượng giỏ hàng bị bỏ quên hơn.
Chúng tôi khuyến khích bạn nên đặt hàng mẫu trước khi thêm pixel trên trang web của mình để Facebook không lấy dữ liệu về bạn và xác định đối tượng xung quanh bạn, bởi vì bạn không phải là khách hàng lý tưởng cho quảng cáo của mình. Sau khi đặt hàng mẫu và trước khi tạo quảng cáo, hãy thêm Pixel Facebook hoặc pixel của nền tảng quảng cáo bạn đang sử dụng vào trang web của mình. Pixel này sẽ giúp các nền tảng như Facebook hiểu được dạng khách hàng đang truy cập trang web, thêm sản phẩm vào giỏ hàng và mua chúng. Từ đó sẽ giúp hiệu suất chuyển đổi quảng cáo tăng cao hơn.
7. Chỉ sử dụng một định dạng quảng cáo
Facebook hiện cung cấp rất nhiều định dạng khác nhau nhằm thu hút người xem. Chúng ta không biết chính xác họ bị thu hút bởi điều gì, chính vì thế cách tốt nhất là nên thử nghiệm.
Video ngắn là một trong những định dạng thu hút phổ biến hiện nay, nhưng trong thực tế có những chiến dịch có lượng tương tác với hình ảnh lại cao hơn. Vậy nên bạn hãy tạo một số định dạng khác nhau và lựa chọn cái nào tốt nhất nhé.
8. Không biết hoặc không sử dụng remarketing
Những đối tượng từng tương tác với bạn chắc chắn là những người cực kì tiềm năng và rất có thể sẽ trở thành khách hàng của bạn trong tương lai. Chính vì vậy, bạn hãy biết tận dụng những người đã từng tương tác với doanh nghiệp của bạn. Bạn hoàn toàn có thể nhắm mục tiêu lại với những người đã vào trang web của bạn, đã nhắn tin, tương tác với page hoặc đã từng xem 1 video bất kì trên trang mạng xã hội của bạn. Nhưng không chỉ dừng lại ở việc tiếp cận với những người tiềm năng, bạn hãy cố gắng chăm sóc lại những khách hàng đã từng mua sản phẩm của mình nữa nhé.
Tuy nhiên khi remarketing, bạn hãy luôn nhớ phải biết chia nhóm khách hàng và sử dụng thông điệp khác nhau cho mỗi khách hàng. Khách hàng đã mua sản phẩm sẽ không còn quan tâm đến mẫu quảng cáo cũ mà họ đã xem. Hơn nữa nếu như sản phẩm của bạn có vấn đề, khả năng cao bạn sẽ nhận được một phản hồi tiêu cực.
9. Không đầu tư vào nội dung
Mọi người thường nói ”Content is King”, điều này hoàn toàn đúng khi bạn chủ động hiển thị quảng cáo tới khách hàng.
Hình ảnh đẹp mắt sẽ thu hút người mua sắm, nhưng nội dung quảng cáo của bạn mới là thứ hoàn tất cuộc giao dịch. Khi viết nội dung, hãy cố gắng viết sao cho ngắn gọn, rõ ràng và đi vào trọng tâm. Mô tả sản phẩm của bạn cụ thể và trình bày những lợi ích mà nó mang đến cho người mua. Bạn không cần chia nhỏ thành các đoạn văn; nếu khách hàng có hứng thú, họ sẽ truy cập vào trang web của bạn để tìm hiểu thêm.
Và bạn đừng quên thêm lời kêu gọi hành động trong nội dung quảng cáo nhé. Bạn cần khách hàng làm gì thì hãy yêu cầu họ ở trong nội dung quảng cáo, nếu không làm vậy thì nhiều khi khách hàng không biết cần làm gì hoặc không đủ kích thích mạnh để khách hàng có hành động gì với bạn. Họ cứ xem rồi lại lướt qua và bạn chẳng thu lại được kết quả gì.
10. Không xem xét các nền văn hóa khác nhau
Thế giới có hàng tỷ người có chung lý tưởng, quan điểm, tính cách và những điều kỳ thú khiến họ trở nên khác biệt. Vì vậy, bạn cần lưu ý đến điều đó khi chạy một quảng cáo.
Khi quảng cáo thời trang, có thể bạn sẽ cần lưu ý đến sự hở hang đối với các quốc gia tương đối bảo thủ trong cách ăn mặc. Vì vậy, khi tạo quảng cáo, hãy đảm bảo phân khúc đối tượng để có thể cân nhắc về vấn đề văn hóa và giá trị của quốc gia mà bạn đang nhắm tới.
Không phải tất cả ảnh chụp sản phẩm sẽ hoạt động tốt trên phạm vi quốc tế. Hãy dành thời gian tìm hiểu sự khác biệt về văn hóa để giúp bạn tạo nhiều quảng cáo quốc tế cá nhân hóa hơn.
Kết luận
Đừng nản lòng khi một vài quảng cáo đầu tiên của bạn không thành công, hãy coi chúng như một bài học quảng cáo mà bạn đang trả tiền. Vì vậy, hãy tiếp tục sáng tạo và thử nghiệm và bạn sẽ tiến tới thành công với một trong các chiến dịch trong tương lai của mình.